Điện tử công nghiệp ra trường làm gì? Có nên học Điện tử công nghiệp?
Tìm hiểu về ngành điện tử công nghiệp
Trước khi biết điện tử công nghiệp ra trường làm gì, chúng ta cần tìm hiểu điện tử công nghiệp là ngành gì? Điện tử công nghiệp là ngành chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch. Đây là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Ngành này có sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính. Học viên ngành này sẽ được học những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Hiện tại, đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Và điện tử công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành điện tử tin học cũng ngày càng nhiều.
Điện tử công nghiệp học những gì?
Nhiều người băn khoăn, điện tử công nghiệp học những gì? Những học viên của ngành học này được trang bị những kiến thức sau:
-
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng của hệ thống điện, thiết bị điện.
-
Nắm vững được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
-
Biết và hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.
-
Biết và hiểu được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
-
Biết thiết kế mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng được các yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
-
Người học biết cách vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
-
Học viên biết lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
-
Nắm vững biết cách bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
-
Biết cách tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm, hướng dẫn nghề cho những người thợ có trình độ thấp hơn,...
Vậy học điện tử công nghiệp có khó không? Nhìn chung thì học ngành này không quá khó. Tuy nhiên cần người có sức khỏe, cẩn thận và tỉ mỉ, chịu khó và ham học hỏi.
Các môn học ngành điện tử công nghiệp
Ngoài các môn học đại cương cơ bản như: chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, an ninh, tin học, ngoại ngữ,... Những người theo học ngành điện tử công nghiệp còn được học các môn chuyên ngành quan trọng.
-
An toàn lao động
-
Đo lường điện tử
-
Thiết kế mạch điện tử bằng máy tính
-
Điện tử tương tự
-
Điện cơ bản
-
Anh văn chuyên ngành
-
Kỹ thuật cảm biến
-
Trang bị điện
-
Linh kiện điện tử
-
Điện tử công suất
-
Kỹ thuật xung - số
-
Kỹ thuật vi điều khiển 1
-
PLC cơ bản
-
Điện tử nâng cao
Học điện tử công nghiệp ra làm gì?
Nhiều người thắc mắc học điện tử công nghiệp ra làm gì? Như đã nhắc đến, ngành điện tử công nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng. Khi tốt nghiệp, học viên sẽ nắm vững được những kiến thức quan trọng của ngành, và biết cách áp dụng vào thực tiễn.
Vậy điện tử công nghiệp ra trường làm gì? Bạn có thể trở thành kỹ thuật viên điện tử công nghiệp, thợ điện, thợ bảo dưỡng, sửa chữa,... Có thể nhận thấy, học viên của ngành này sẽ dễ dàng tìm được công việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh,... Ngoài ra, bạn có thể tìm được các công việc có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Có nên học điện tử công nghiệp?
Điện tử công nghiệp là ngành công nghiệp trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Người ta thường nói, điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước trên thế giới. Thực tế, đây cũng là ngành có tiềm năng phát triển và có nhu cầu về nhân lực cao. Đặc biệt, ngành học này sở hữu rất nhiều ưu điểm. Do đó, điện tử công nghiệp là ngành rất xứng đáng để theo học.
-
Thời gian đào tạo ngành điện tử công nghiệp khá ngắn, chỉ từ 2 đến 2,5 năm. Nếu bạn theo học đại học thì thời gian sẽ kéo dài từ 4 đến 5 năm.
-
Học phí của ngành thuộc loại thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng người học. Mức thu nhập của ngành thuộc mức khá. Nếu bạn có kỹ năng tốt thì mức lương cũng sẽ được nâng cao.
-
Trong quá trình học, thời lượng thực hành chiếm 70%. Điều này giúp học viên nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng lại các yêu cầu của công việc trong thực tế.
-
Thị trường lao động Việt Nam đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Do đó, học viên của ngành sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhân lực. Theo thống kê, Điện công nghiệp nằm trong 3 nhóm ngành có nhu cầu nhân sự cao nhất trong những năm qua, đặc biệt nhân sự trình độ Trung cấp, Cao đẳng.