Trang chủ > Khoa Chế biến nông sản

Khoa Chế biến nông sản

1. GIỚI THIỆU CHUNG:

Theo chủ trương của trường Công nhân Cơ điện 1 về phát triển công tác đào tạo nghề gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành là đào tạo CNKT hệ dài hạn (bậc 2/6) và hệ ngắn hạn nghề Công nghệ chế biến chè cho các cơ sở sản xuất, chế biến chè khu vực các tỉnh phía bắc, năm 1992 nhà trường đào tạo nghề Công nghệ chế biến chè và đã trải qua các chặng đường phát triển như sau:

- 1992- 2002:   trực thuộc phòng đào tạo (trường Công nhân Cơ điện 1).

- 11/ 2002- 7/2007: trực thuộc tổ Khoa học cơ bản - Kỹ thuật cơ sở (trường Công nhân Cơ điện1).

- Ngày 15 tháng 8 năm 2007 khoa Chế biến nông sản được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-CĐNPT của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (nay là trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ) trên cơ sở tách bộ môn Công nghệ chế biến chè từ khoa Khoa học Cơ bản. Từ đó đến nay Khoa đã không ngừng phát triển trên mọi mặt:

* Về đội ngũ giáo viên: Có 05 giáo viên cơ hữu, hàng chục giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng (Viện Khoa học KT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, Hiệp hội chè Việt nam và các cơ sở đào tạo khác), 100% giáo viên đạt trình độ đại học trở lên. Đội ngũ giáo viên khoa Chế biến nông sản không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu phát triển của đào tạo nghề.

* Về cơ sở vật chất: Giai đoạn 2009 - 2012 nghề Công nghệ chế biến chè được nhà nước đầu tư  trọng điểm. Hiện tại khoa đã có đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập nghề Công nghệ chế biến chè ở cấp độ trọng điểm quốc gia.

     - Có hệ thống phòng học chuyên môn hóa, phòng phân tích và đánh giá chất lượng chè với các thiết bị hiện đại, đồng bộ đảm bảo cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, đánh giá chất lượng chè và một số nông sản khác.

     - Có xưởng thực hành chế biến nông sản và sản xuất thực nghiệm với thiết bị đồng bộ, công nghệ hiện đại; diện tích 1.600 m2; tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng . Thiết bị chính bao gồm: dây chuyền thiết bị chế biến chè xanh, chè đen OTD, chè đen CTC, chè Ôlong;  dây chuyền thiết bị chế biến rau quả đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất thực nghiệm, đánh giá kỹ năng nghề cho người đã qua đào tạo.

* Về kết quả hoạt động: Từ năm 1992 nhà trường đã đào tạo được hàng nghìn công nhân nghề Công nghệ chế biến chè phục vụ cho các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong vài năm gần đây đã liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn các tỉnh phía bắc: Công ty TNHH chè Đại Đồng, Nông trường chè Thanh Bình (Mường Khương - Lào Cai), Nông trường chè Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai), công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, công ty cổ phần chè Liên Sơn (Văn Chấn - Yên Bái), công ty cổ phần chè Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang)…  Trong giai đoạn từ năm 2016- 2020, tập thể khoa Chế biến nông sản đã tham gia giảng dạy nghề Công nghệ chế biến chè trình độ trung cấp, cao đẳng hàng trăm học sinh, sinh viên tại các vùng sản xuất chè lớn của khu vực miền núi phía bắc như: Tân Sơn- Phú Thọ, Bắc Quang- Hà Giang, Tân Uyên, Than Uyên- Lai Châu.

* Song song với đào tạo trình độ trình độ trung cấp và cao đẳng nghề Công nghệ chế biến chè. Tập thể giáo viên của khoa đã tham gia giảng dạy, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật các lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho bà con hộ cận nghèo, hộ nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Sau khóa học, bà con nông dân có thể thực hiện từ khâu trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ý thức trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm được chú trọng, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm. Điều đó góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con ở ngay trên quê hương của mình.

* Dạy nghề đang góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Để chất lượng dạy nghề có hiệu quả thì chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng. Trong những năm qua, tập thể giáo viên của khoa đã tham gia tích cực xây dựng tài liệu và nghiên cứu khoa học: Xây dựng bộ tài liệu Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Công nghệ chế biến chè trình độ cao đẳng, trung cấp; Xây dựng Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề Công nghệ chế biến chè trình độ cao đẳng, trung cấp;  Xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật nghề Công nghệ chế biến chè trình độ cao đẳng, trung cấp. Các tài liệu được xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa như: đào tạo theo nhu cầu người học hoặc đào tạo theo đơn đặt hàng...

* Về nghiên cứu khoa học, giáo viên của khoa Chế biến nông sản đã có các bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học nữ cán bộ viên chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tạp chí nông nghiệp Việt Nam.

2. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ:

C:\Users\Administrator\Desktop\Doc's Ha\TP\_MG_0342-1.jpg

Th.S Nguyễn Thị Lưu

Trưởng khoa

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

Thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chung của đơn vị đào tạo;

Kết hợp thực tập với sản xuất cho học sinh sinh viên trong và ngoài nhà trường;

Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.

4. CÁC DANH HIỆU/THÀNH TÍCH THI ĐUA ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:

Danh hiệu tập thể khoa Chế biến nông sản

Bằng khen Bộ Trưởng năm 2011

Bằng khen Bộ Trưởng năm 2020

5. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ:

C:\Users\Admin\Downloads\Dam2.jpg