Hội đồng khoa học
Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động NCKH
1. Hội đồng khoa học
a. Thành phần Hội đồng khoa học (HĐKH):
- Do Hiệu trưởng quyết định thành lập gồm có Chủ tịch, P.Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và các thành viên;
- Các thành viên Hội đồng là những người có trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định, nghiệm thu đề tài/sáng kiến trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học.
b. Nhiệm vụ của HĐKH:
- Đánh giá, xếp loại các đề tài/sáng kiến kinh nghiệm, thiết bị dạy nghề tự làm cấp trường và các hoạt động NCKH khác;
- Xem xét trình Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, bộ, toàn quốc xét công nhận đề tài/sáng kiến cấp tỉnh, bộ, toàn quốc cho tác giả/nhóm tác giả.
2. Chủ tịch Hội đồng
- Tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động của Hội đồng;
- Quyết định triệu tập các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng;
- Ký ban hành các văn bản, thông báo kết luận các cuộc họp của Hội đồng.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng
- Chỉ đạo, giải quyết các công việc thường xuyên giữa các phiên họp của Hội đồng;
- Có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng đánh giá về các báo cáo, tài liệu, quy trình, tiến bộ kỹ thuật...nội dung liên quan các sáng kiến, đề tài NCKH;
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản, thông báo khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
4. Ủy viên Thư ký Hội đồng
- Chuẩn bị nội dung báo cáo, tài liệu của các phiên họp; trình bày nội dung tại các phiên họp của Hội đồng;
- Tổng hợp báo cáo, ghi biên bản, dự thảo Thông báo kết quả cuộc họp bảo vệ đề cương, thẩm định, nghiệm thu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, P.Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Các Ủy viên Hội đồng
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
- Tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá theo chuyên môn, lĩnh vực công tác phụ trách về các sáng kiến tại phiên họp;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, P.Chủ tịch Hội đồng phân công.
6. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về chính sách NCKH trong trường, đồng thời giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động NCKH với các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng định hướng, mục tiêu phát triển KH&CN của trường trong từng năm học, giai đoạn dựa trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển KH&CN của Nhà nước;
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi và giám sát các hoạt động NCKH của các đơn vị và cá nhân;
- Tiếp nhận hồ sơ, phân loại, tổng hợp, rà soát và thẩm định sơ bộ hồ sơ của các tác giả/nhóm tác giả do các đơn vị đề xuất;
- Dự kiến thời gian họp, chuẩn bị nội dung, phiếu ý kiến, cung cấp tài liệu đến các thành viên Hội đồng.
- Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng về kết quả xét duyệt đề tài/sáng kiến, dự thảo Quyết định giao đề tài/sáng kiến, Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở và tương đương trình Hiệu trưởng ký ban hành;
- Quản lý lưu trữ hồ sơ công tác NCKH của trường.
7. Các phòng, khoa, trung tâm
- Tổ chức tuyển chọn sơ bộ và xếp thứ tự ưu tiên các đề tài/sáng kiến cấp cơ sở, đề tài NCKH của sinh viên (đối với các khoa);
- Lập danh sách, đề xuất các đề tài/sáng kiến nhiệm vụ NCKH của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị theo kế hoạch;
- Tổ chức kiểm tra việc xây dựng, chỉnh sửa thuyết minh đề tài/sáng kiến của tác giả/nhóm tác giả thuộc đơn vị quản lý theo ý kiến của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm trước Nhà trường về chuyên môn, nghiệp vụ trong các đề tài/sáng kiến do đơn vị đề xuất;
- Giám sát và kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ NCKH của cá nhân trong đơn vị.
8. Tác giả/nhóm tác giả đề tài/sáng kiến
- Xây dựng thuyết minh đề tài/sáng kiến; lập dự toán kinh phí thực hiện, tổ chức triển khai nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ đã đăng ký; báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài và chấp hành các yêu cầu kiểm tra của nhà trường; viết báo cáo thuyết minh đề tài/sáng kiến và trình bày trước HĐKH; sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định tài chính hiện hành;
- Chủ nhiệm đề tài/sáng kiến (tác giả chính) có quyền kiến nghị với Hiệu trưởng tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, trang thiết bị thí nghiệm thực hiện đề tài; lựa chọn thành viên cùng tham gia nghiên cứu; đề xuất điều chỉnh, bổ sung thuyết minh; xác lập quyền sở hữu trí tuệ;